Giai đoạn những năm 1960, fashion show đã có sự chuyển mình mạnh mẽ và thay đổi hoàn toàn cách thức trình diễn. Cú chuyển mình này được đánh giá có xuất phát điểm từ sự ra đời của Ready-to-wear. Cụ thể, hãy cùng Centimet tìm hiểu ngay!
Sự ra đời của BST Ready-to-wear tạo ra thay đổi lớn
Những năm 1960, các nhà thiết kế như Nina Ricci, Carven… đã đồng loạt giới thiệu fashion show hướng đến BST Ready-to-wear của riêng họ. Tuy nhiên, sự kiện này lại diễn ra 2 tuần trước khi BST Haute couture ra mắt. Tại Ready-to-wear, quy mô trình diễn đã được mở rộng một cách triệt để trong khi trước đó, các buổi fashion show chỉ diễn ra kín đáo trong không gian trang trọng.
Ở thập niên 60, fashion show đã có sự chuyển mình mạnh mẽ khi thay thế những buổi trình diễn kín đáo bằng những sự kiện đầy năng lượng, quy mô trình diễn được mở rộng. Đồng thời, các buổi fashion show thuộc BST Ready-to-wear cũng khuyến khích người mẫu từ bỏ hình thức catwalk truyền thống bằng những chuyển động mang tính tự do.
Fashion show như một cách tiếp cận văn hóa trẻ
Thay vì xuất hiện trên báo chí với những hình ảnh sang trọng mang tính độc quyền. Các nhà thiết kế tại thời điểm này đã sử dụng những buổi fashion show kiểu mới thay cho một cách tiếp cận văn hóa trẻ. Bên cạnh đó, sự thay đổi của fashion show cũng được thực hiện hướng đến chủ nghĩa tiêu dùng đại chúng.
Hình ảnh những người mẫu trình diễn thời trang cười tươi hoặc nhảy mang theo sự mới lạ, khác hoàn toàn với hình thức trình diễn trước đây. Điều này cũng là một bước thay đổi độc đáo, hướng đến sự tươi trẻ, thổi hồn vào những bộ trang phục. Những buổi trình diễn thuộc thập niên 60 này cũng góp phần tạo tiền đề cho sự thay đổi quan trọng trên sàn diễn thời trang trong tương lai.
Với việc thay đổi hình thức và quy mô trình diễn, các nhà thiết kế và thương hiệu thời trang đã dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với giới trẻ. Người trẻ được có nhiều cơ hội thưởng thức vẻ đẹp của thời trang hơn bởi các buổi fashion show mang tính phổ quát. Qua đó hứng thú và cũng góp phần tăng doanh thu cho các thương hiệu.
Ready-to-wear là nguồn gốc phát triển của các tuần lễ thời trang
Đến thập niên 70, Haute Couture đã bị thay thế bởi Ready-to-wear. Đây cũng là thời điểm sàn catwalk trở thành một phương tiện để giới thiệu về bộ sưu tập thời trang mới của các nhà thiết kế. Năm 1973, Chambre Syndicale du Prêt-à-Porter des Couturiers et des Créateurs de Mode đã được ra đời với nhiệm vụ chính là điều phối, tạo sự chuyên nghiệp và đồng bộ cho các buổi fashion show. Đây cũng là thời điểm Tuần lễ thời trang Paris được triển khai và phát triển cho đến hiện nay.
Trong thập niên 80, fashion show.đã dần thể hiện được vị thế quan trọng của mình trong việc quảng bá các BST thời trang mới. Các nhà mốt nổi tiếng cũng không ngại mở hầu bao để đầu tư fashion show nhằm quảng bá thương hiệu và BST mới nhất của mình. Năm 1984, nhà mốt Thierry Mugler đã tổ chức buổi Thierry Mugler với quy mô lớn tại sân vận động Thierry Mugler với hơn 6000 người xem. Trong những năm tiếp theo, có rất nhiều fashion show quy mô lớn khác được tổ chức và góp phần giúp tên tuổi của thương hiệu được nhiều người biết đến hơn.
Đặc biệt, vào năm 1998, bộ sưu tập couture đã được nhà thiết kế người Pháp chi triền để trình diễn tại trận Chung kết World Cup với khoảng 1 tỷ khán giả trên truyền hình. Mặc dù buổi trình diễn này chỉ kéo dài trong thời gian 15 phút nhưng đã đạt hiệu quả khổng lồ và quy tụ được sự tham gia của đông đảo nhân lực. Cụ thể bao gồm 300 người mẫu, 900 người hỗ trợ chuẩn bị và 300 looks được lấy từ các BST của nhà thiết kế. Sự kiện này cũng giúp nhà thiết kế Pháp thu về sự chú ý của đông đảo người yêu thích thời trang trên toàn thế giới.
Có thể nói, sự xuất hiện của Ready-to-wear chính là “cú hích” mạnh mẽ đưa thời trang bước sang một trang mới. Đó là nơi mọi người đều được theo dõi các buổi fashion show và tận hưởng thời trang theo cách của riêng mình.