Đối với những vị khách Vip của mình, các nhà mốt thời trang cao cấp ngoài việc chỉn chu trong thái độ phục vụ, còn hỗ trợ khách Vip hàng loạt đặc quyền khác, đặc biệt hơn là còn bao gồm cả mua hàng hiếm trước.
Xem thêm:
- Dior Men Fall 2022-2023: Kỷ niệm 75 năm ra mắt New Look và hơn 2 thập kỷ cống hiến của Stephen Jones tại nhà mốt Pháp
- Louis Vuitton Menswear Thu – Đông 2022, lời tri ân dành cho Virgil Abloh
Những cách đối xử của các hãng thời trang cao cấp với khách hàng Vip
Chọn một đôi cao gót và nhân viên bán hàng sẽ rót một cốc trà thanh nhiệt cho khách. Chi hàng triệu USD tại một cửa hàng thời trang cao cấp thì việc đưa đón khách bằng máy bay riêng là điều bình thường. Đó là những cách mà thương hiệu thời trang cao cấp dành cho khách hàng của mình.

Lianne Lam, một vị khách hàng đầu tiên của Chanel ở Hong Kong cho hay “Chanel đã chiều chuộng tôi bằng những món quà bất ngờ trong ngày sinh nhật, Nếu như đến cửa hàng thì tôi sẽ được các nhân viên mang bánh ra, hát và phục vụ trà”. Mỗi thương hiệu sẽ có cách phục vụ khác nhau, các hãng sẽ đảm bảo khiến cho khách hàng cảm thấy được hài lòng nhất.
Khách Vip sẽ được hưởng những đặc quyền từ các hãng thời trang cao cấp
Stefan đã bị ám ảnh bởi những thiết kế của Prada từ nhỏ, hiện anh là khách hàng rất quan trọng của nhà mốt nước Ý. Anh mua sắm ở Prada được 5 năm, trở thành khách Vip anh nhận được khá nhiều đặc quyền như giảm giá ốc định hay tiếp cận sớm các chương trình giảm giá cuối mùa.
“Các thương hiệu thời trang cao cấp luôn có cách nâng cao kín đáo trải nghiệm dịch vụ cho những khách hàng siêu Vip. Mỗi cấp bậc Vip sẽ có nhiều dịch vụ đặc biệt, điều đó giúp thương hiệu củng cố cảm giác độc quyền”

Bên cạnh mua sắm tại Prada, Stefan cũng nói về Dior để thí dụ về việc thương hiệu thời trang cao cấp luôn chú ý đến mọi lĩnh vực, giúp khách hàng tìm được viên kim cương tốt nhất thế giới, mua các tác phẩm nghệ thuật… Siêu Vip Selina là người mua hàng hiệu hơn 20 năm cho rằng, sự xa xỉ tột bậc là thời trang cao cấp.

Cố đặt hàng thời trang cao cấp của Chanel được 4 năm, đặc biệt là hàng xưởng thủ công cao cấp. Cô cho biết các thương hiệu xa xỉ đang sử dụng những dòng sản phẩm cao cấp hoặc tùy chỉnh có giới hạn để thể hiện sự quan tâm đến các Vip.
Tạo cho khách Vip cảm thấy sự độc tôn về món đồ đang có
Việc sử dụng người nổi tiếng để làm đại sứ thương hiệu không ý nghĩa với người tiêu dùng cao cấp như là Selina. Thậm chí còn phản tác dụng khi Siêu Víp này cho rằng giá trị của một thiết kế với khách Vip là nằm ở việc sản xuất hạn chế.
Cô nói thêm “Mọi thương hiệu thời trang cao cấp đều muốn kiếm tiền. Nhưng khi có nhiều người ảnh hưởng mặc một món đồ cao cấp, họ sẽ kiếm được gấp trăm lần”.

Eric Young, vị khách Vip của Hermes không hề lung lay khi thấy các nghệ sĩ cùng đeo một chiếc túi nào đó. Cô nói rằng Hermes rất khôn ngoan khi không bổ nhiệm đại sứ thương hiệu vì muốn truyền bá ý nghĩa của sự cao cấp. Các sự kiện của hãng không phải kiểu mà bạn sẽ thấy các ngôi sao trên khắp thế giới.
Nắm bắt tâm lý này, các thương hiệu tổ chức show chỉ mời riêng Vip, Runci – vị khách của Louis Vuitton cho biết anh đã đặt mua luôn đồ biểu diễn, tiếp cận những sản phẩm độc quyền hơn.
Bài viết trên là thông về việc chăm sóc khách hàng Vip của các nhà mốt thời trang cao cấp mà Centimet tổng hợp gửi đến quý khách hàng, hy vọng thông tin này sẽ hữu ích dành cho các tín đồ thời trang.