Louis Vuitton, Gucci, Chanel và Dior – bốn cái tên hàng đầu đến từ hai kinh đô thời trang lớn nhất thế giới cùng nhau thống trị trên đỉnh cao, là đại diện cho sự xa hoa và sang trọng của ngành này. Song song đó, đây cũng chính là bốn cái tên nổi tiếng nhất mỗi khi nhắc đến thời trang xa xỉ. Đóng góp vào thành công này không thể không đề cập tới những chiến lược marketing hiệu quả của thương hiệu. Nhưng hôm nay Centimet sẽ đề cập đến chiến lược 4P của Chanel và Louis Vuitton.
Chiến lược marketing của thương hiệu Chanel
Cùng tìm hiểu về chiến lược Marketing theo mô hình 4P kinh điển của Chanel.
P đầu tiên – Product
Chanel là một trong những thương hiệu thời trang gen đầu phục vụ tầng lớp khách hàng thượng lưu với gout thưởng thức cổ điển. Sản phẩm của thương hiệu với hai chữ C lồng ghép vào nhau chủ yếu phục vụ những quý cô thanh lịch, và chỉ một phần nhỏ trong số đó là dành cho phái nam. Những phân khúc sản phẩm phổ biến của thương hiệu bao gồm:
- Thời trang: hai hình thức Haute Couture (may đo cao cấp), ready-to-wear (may sẵn) và giày dép.
- Nước hoa và mỹ phẩm, kính mát thời trang.
- Trang sức: Đồng hồ & trang sức làm đẹp.
- Túi xách và phụ kiện làm đẹp.
P thứ 2 – Price

Ngay từ cửa hàng đầu tiên tại 31 Rue de Cambon ở Paris, Chanel đã hướng đến phân khúc khách hàng là tầng lớp quý tộc trong xã hội, những người nuông chiều bản thân và theo đuổi cuộc sống hưởng thụ với những sản phẩm xịn sò nhất. Vì thế, ngay từ những ngày xưa cũ, sản phẩm của nhà mốt Pháp đã được định giá rất cao, tuy đắt đỏ nhưng luôn được đón nhận vì:
- Chất liệu vải được sử dụng rất cao cấp, tinh tế và quý hiếm.
- Thành phẩm cuối cùng có chất lượng mang tầm đẳng cấp thế giới, với phong cách đơn giản nhưng mà sang trọng.
P thứ 3 – Place

Thương hiệu Chanel hiện đang có gần 310 cửa hàng rải rác trên toàn thế giới, với 6 cửa hàng ở châu Đại Dương, 128 cửa hàng tại khu vực Bắc Mỹ, 2 cửa hàng ở Nam Mỹ, 94 cửa hàng ở châu Á, 10 cửa hàng ở Trung Đông và 70 cửa hàng ở châu Âu.
Hơn thế nữa, vì khách hàng thuộc tầng lớp giàu có, việc chọn lựa vị trí cửa hàng là một trong những chiến lược rất quan trọng và những khu vực giàu có thường sẽ được ưu tiên hàng đầu.
P thứ 4 – Promotion
Nhằm giữ vị trí “king” trong ngành thời trang cũng như “top-of-mind” trong lòng khách hàng mỗi khi nghĩ về địa hạt cao cấp, trong hơn 1 thế kỷ qua, không lúc nào Chanel lơ là trong việc tiếp thị, và chỉ nhất nhất chung tình theo đuổi những chiến lược quảng bá xa xỉ riêng.
Từ những ngày đầu chỉ lựa chọn xuất hiện trên tạp chí thời trang danh giá như Vogue và Elle, cho đến khi mạng xã hội truyền thông phát triển trên toàn cầu, Chanel cũng luôn giữ được cốt cách “kiêu ngạo” của riêng mình.
Xem thêm:
- Thương hiệu thời trang Gucci – Vẻ đẹp đầy ma mị quyến rũ của phương Tây
- Nước hoa Twilly d’Hermès Eau Ginger: Niềm vui ấm áp cho tiết trời sang Thu
Tiếp đến là chiến lược marketing của Louis Vuitton
Tương tự như Chanel cũng áp dụng 4P kinh điển, cùng tìm hiểu chi tiết hơn nhé.
P đầu tiên – Product
Louis Vuitton là một thương hiệu chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm cao cấp chuyên dụng được chế tác một cách kỳ công và tinh tế. Một điểm đặc biệt của thương hiệu nói riêng và cũng là của phân khúc cao cấp nói chung, thay vì đầu tư sử dụng thiết bị trong dây chuyền sản xuất để có số lượng cao, thương hiệu lựa chọn sử dụng những thợ thủ công có tay nghề và chuyên gia để hoàn thiện sản phẩm bằng tay.
Tất cả túi xách LV real đều được làm thủ công và chỉ cần thừa hoặc thiếu một mũi chỉ, sản phẩm sẽ bị hủy thành nhiều mảnh nhỏ ngay tức khắc. Nhờ đó mà các sản phẩm của thương hiệu luôn nổi bật với sự tinh xảo và độc đáo, thỏa mãn bất cứ ai kể cả những tín đồ thời trang “rành” nhất.
P thứ 2 – Price

Chiến lược định giá của Louis Vuitton không chỉ căn cứ trên mỗi chất lượng sản phẩm, mà còn dựa trên giá trị hình ảnh của brand. Về cơ bản, LV đặc biệt chú ý đến chất lượng của vật liệu, mẫu mã và quy trình sản xuất thủ công cho ra sản phẩm, do đó, giá thành khi đến tay khách hàng rất cao là điều dễ hiểu được.
P thứ 3 – Place
Louis Vuitton đã áp dụng phương pháp Vertical Integration (nghĩa là liên kết theo chiều dọc) để khẳng định giá trị thương hiệu. Điều này có nghĩa là hãng không chỉ có các các nhà máy của riêng mình, công ty cũng thuê địa điểm để mở các store và trực tiếp bán sản phẩm.
Với cách làm này, Vuitton có thể kiểm soát sản phẩm thực tế (nếu một chiếc túi nào đó không “chạy”, họ có thể hạ số lượng sản xuất). Công ty cũng trực tiếp quản lý hoạt động của các store và không bao giờ bán buôn – nghĩa là các cửa hàng khác không thể có sản phẩm real và có thể bán hạ giá.
P thứ 4 – Promotion

Louis Vuitton là một trong những con gà đẻ trứng vàng của LVMH group, tập đoàn luôn mạnh tay và hào phóng với những chiến lược marketing. Chỉ tính trong năm 2017, chi phí bỏ ra quảng bá và tiếp thị chiếm 38,4% trên tổng doanh thu (42,6 tỷ euro) của công ty.
Một trong những chiến lược tiếp thị ưa thích của thương hiệu Louis vuitton chính là sử dụng người nổi tiếng.
Kết luận
Trên đây là chiến lược marketing của 2 thương hiệu nổi tiếng trong ngành thời trang xa xỉ mà Centimet cập nhật được muốn chia sẻ đến tín đồ thời trang hiểu hơn về 2 brand này.