Kèm theo sự bùng nổ của NFT trong năm qua cũng đã gợi lên các vấn đề khá phức tạp về pháp lý. Hãng Nike là công ty đầu tiên đâm kiện về vấn đề này. Họ kiện nền tảng mua sắm StockX đã tiếp thị NFT với logo và thương hiệu thời trang của Nike.
Cán cân pháp lý liệu có nghiêng về thương hiệu thời trang
Ở tháng trước, thương hiệu thời trang xa xỉ nước Pháp là Hermes cũng khởi kiện người làm lĩnh vực sáng tạo Mason Rothschild với cáo buộc là xâm phạm thương hiệu khi bán các chiếc túi với tên gọi Meta Birkins.

Theo Luật sư Annabelle Gauberti cho biết trường hợp của thương hiệu thời trang Hermes đi theo hai hướng. Mason Rothschild cho rằng ông được bảo vệ bởi Tu chính án 1 Hiến pháp Hoa Kỳ với tư cách là nghệ sĩ. Ở châu Âu cũng thế, Gauberti nhớ đến vị dụ về Louis Vuitton đã thua khi ngăn nghệ sĩ Hà Lan đặt chiếc túi của mình vào bức tranh của một người tị nạn Darfur.
Gauberti nói rằng Mason Rothschild sẽ chật vật để thuyết phục thẩm phán rằng tác phẩm của anh ấy có giá trị nghệ thuật. Rất khó để nhận ra thông điệp mà anh ta cố gắng truyền tải ngoài việc muốn kiếm nhiều tiền.

Còn trường hợp của Nike là vụ kiện thương mại trực tiếp khi StockX chưa tuyên bố NFT của họ là hình thức nghệ thuật. Vẫn còn phải xem luật về nhãn hiệu được duy trì như thế nào trong lĩnh vực kỹ thuật số. Các biện pháp xử lý vẫn chưa được khám phá.
Xem thêm:
- Gucci ra mắt bộ sưu tập Gucci Pineapple dành cho phái nam
- Đằng sau sự tương phản của Bộ sưu tập Hermes nam giới Thu – Đông 2022 có gì?
Liệu rằng NFT có nên được đối xử khác với nghệ thuật vật lý?
Mason Rothschild phản hồi với Hermes trên Twitter. Anh ta so sánh MetaBirkins của mình với tác phẩm hộp súp Campbell của Andy Warhol. Việc tôi bán tác phẩm nghệ thuật bằng cách sử dụng NFT không thay đổi sự thật rằng đó là tác phẩm nghệ thuật.

Edward Lee của Đại học Luật Chicago-Kent lại cho rằng sự so sánh với Warhol là không chuẩn xác vì công ty Campbell Soup không có khả năng tham gia vào lĩnh vực tranh ảnh, trong khi thương hiệu thời trang Hermes có thể tạo ra NFT của chính mình.
Công nghệ này có thể gây ra nhầm lẫn vì NFT thực chất chỉ là chứng nhận quyền sở hữu chứ không phải bản thân nó. Có nhiều người cho rằng khi nói về một NFT, nội dung của NFT nằm bên trong mã thông báo, mà nó không phải, chính vì nó không phải nên không có sự sao chép trái phép.
Các thương hiệu thời trang nên làm gì để bảo vệ chính mình?
Thương hiệu thời trang Hermes đã yêu cầu Rothschild loại bỏ và hủy MetaBirKins của anh ta và ít nhất một nền tảng NFT, OpenSea đã đồng ý xóa nó. Nhưng Gauberti cho rằng thực thi luật trực tuyến là rất khó.
Ngay cả khi các vụ kiện thành công, bạn sẽ làm thế nào để truy cập tìm người đã mua món đồ đó hoặc là ngăn chúng bán trên các cuộc đấu giá thứ cấp. Điều khó nói về mặt thực thi trực tuyến. Lựa chọn tốt nhất để các thương hiệu đi trước những kẻ sao chép và thống trị không gian với các NFT chính thức.

Thương hiệu thời trang Nike đã làm chính xác điều đó, họ mua lại RTFKT của một công ty thiết kế giày thể thao kỹ thuật số vào tháng 12. Tấn công mạnh mẽ cũng là cách phòng thủ tốt nhất.
hiện tại có rất nhiều thương hiệu đang ở trong rào cản về việc tạo ra NFT của riêng họ vì sản phẩm cốt lõi của họ là vật lý và họ luôn theo dõi không gian để xem liệu metaverse có thực sự phát triển không.
Bài viết trên là thông tin về các thương hiệu thời trang bị xâm phạm trên nền tảng NFT mà Centimet đã tổng hợp và gửi đến quý bạn đọc, hy vọng các nhà mốt thời trang hàng đầu sẽ có những giải pháp hợp lý để giải quyết vấn nạn này.