Dù là người vượt dậy Gucci ra khỏi thời gian khủng hoảng ở những năm thập niên 1990, nhưng Tom Ford vẫn không được xem là niềm tự hào của nhà mốt. Bởi khách hàng của Gucci luôn e ngại trước những thiết kế táo bạo và chất điên trong thiết kế của ông. Vậy thực hư câu chuyện là như thế nào? CENTIMET sẽ bật mí cho bạn ở bài viết sau đây.
Duyên cơ giữa Tom Ford và Gucci
Cả ba người con của nhà sáng lập là Guccio Gucci, Rodolfo và Aldo Gucci có thể chèo lái thương hiệu tiến lên đỉnh vinh quang. Nhưng họ luôn đau đầu trong việc tìm kiếm người kế nhiệm mình. Những cuộc tranh chấp nội bộ khiến nhà mốt này ngày càng đến gần hơn với bờ vực phá sản. Đỉnh điểm là cái chết của Rodolfo Gucci là một sự mất mát lớn dành cho thương hiệu. Bởi khi đó, nhà mốt này vẫn chưa có được người kế nhiệm tiếp theo.
Lúc này, luật sư lâu năm của thương hiệu là Domenico De Sole bất đắc dĩ phải ngồi vào ghế chủ tịch. Tuy nhiên, vị luật sư này hiểu rõ Gucci phải cần một nhà sáng tạo để có thể vực dậy sức hấp dẫn của thương hiệu.
May mắn thay khi ông đã gặp được Tom Ford – một nhà thiết kế tài năng và quyết định bổ nhiệm vị trí giám đốc sáng tạo ở tuổi 32. Nhà thiết kế đến từ Texas này được quyền thoải mái sáng tạo ở làm việc tại nhà mốt này.

Tom Ford và hành trình vực dậy Gucci
Dù những thiết kế của Ford của phần hơi quá đà, nhưng chúng ta không thể phủ nhận những cống hiến của ông dành cho Gucci. Trong khi, năm 1994, Gucci phải cất công mời mộc giới báo chí đến tham dự show diễn của mình. Thì dưới thời Tom Ford, nhà mốt không cần mời mà cánh báo chí đã chủ động xin xỏ vào tham dự. Đồng thời, những BST của giám đốc sáng tạo này dù bị chê nhiều hơn khen, nhưng nó vẫn nhận được rất nhiều sự quan tâm.
Với vai trò là giám đốc sáng tạo của thương hiệu đình đám, Tom Ford không ngừng ra sức nạp thêm “ma lực” của những thiết kế của thương hiệu. Nhưng cách làm của ông lại có phần hơi điên rồ và khiến nhà mốt phải tức giận trong thời gian dài.
Nhà thiết kế đã rời bỏ phong cách vintage lung linh trước kia để theo đuổi những hình ảnh gợi cảm quá mức. Với những thiết kế được cắt xẻ táo bạo và khá gần vùng kín trong BST 1996.

Những bộ vest không có góc cạnh, vuông vắn mà trở nên bó sát hơn, để lộ những đường cong cơ thể. Đây cũng chính là lý do tại sao người ta lại mệnh danh vị giám đốc này là “ông hoàng sex của thời trang”.

Xem thêm:
- Balenciaga Xuân Hè 2020: câu chuyện về thời trang chính trị
- Stella McCartney – Thương hiệu thời trang bền vững
Tom Ford – người mang “sex” vào trong Gucci
Trên sàn diễn, những thiết kế cắt xẻ táo bạo, quyến rũ như tỏa ra một sức mạnh mãnh liệt của sự gợi cảm và gợi dục. Nó khiến cho giới mộ điệu phải e thẹn khi nhìn. Đáng chú ý, hình ảnh quảng cáo của thương hiệu mới là điều thật sự khiến giới thời trang xôn xảo.
Bức ảnh quảng cáo vô cùng nổi loạn với hình ảnh cô người mẫu để lộ một phần vùng kín được cắt hình “G”. Cùng nam người mẫu đang quỳ dưới chân cô và tập trung vào điểm “G”. Ngay sau khi ra mắt, hình ảnh quảng cáo này đã bị lên án một cách mãnh liệt.

Nhưng càng lên án thì sức hút của ngày càng tăng. Giới báo chí phải liên tục canh me thương hiệu này để săn tin về cho người đọc. Kết quả là doanh thu của nhà mốt lại một lần nữa tăng trưởng nhảy vọt.
Cuộc chia ly của Tom Ford – Gucci
Sau những cố gắng vực dậy thương hiệu, dù bị lên án khá nhiều, nhưng mọi người đều cho rằng vị trí giám đốc sáng tạo của Ford sẽ không lung lay. Tuy nhiên, năm 2004, giới mộ điệu vô cùng bất ngờ trước tin nhà thiết kế sẽ rời khỏi Gucci. Nguyên nhân là do cuộc cãi vã với nhà đầu tư lớn của thương hiệu là tập đoàn PPR.
Tập đoàn PPR không đồng ý với những kiểu thiết kế của Gucci dưới thời Tom Ford. Nhưng vị giám đốc sáng tạo lại cho rằng đối tác của mình đã can dự quá nhiều thiết kế. Trong khi nhiệm vụ của họ chỉ nên tập trung vào các dự án và chiến lược kinh doanh. Kết quả của cuộc mâu thuẫn này là lựa chọn rời đi của Ford.

Kế nhiệm Ford là Frida Giannini. Nhà thiết kế nữ này đã đưa thương hiệu trở về với phong cách Vintage nguyên bản. Tuy nhiên, giới thời trang lại cho rằng thiết kế của Frida Giannini đẹp, nhưng không có hồn và phong cách cốt lõi. Như vậy, sức hút của Gucci lại có phần sụt giảm của Ford rời đi.
Tom Ford và sự xoa dịu nỗi đau Alessandro Michele
Sau Ford, nhà mốt này lại một phen lận đận trong việc tìm kiếm người kế nhiệm có sức ảnh hưởng như ông. Trải qua nhiều đời giám đốc sáng tạo, cuối cùng Gucci như được tỏa sáng hơn khi đến thời của Alessandro Michele. Năm 2015. Alessandro Michele trở thành giám đốc sáng tạo của Gucci và mang lại cho giới mộ điệu nhiều thiết kế xuất sắc.

Nhưng điều đáng chú ý nhất là sự tôn kính của Alessandro Michele dành cho đàn anh của mình là Tom Ford. Trong khi Gucci vẫn hờn dỗi Ford trong nhiều năm. Khi những thiết kế của ông không hề được trưng bày lại viện bảo tàng Gucci ở Florence, Ý. Thì Alessandro Michele lại đích thân chọn ra những thiết kế áo cut – out, áo lông thú đa sắc,… để trưng bày ở bảo tàng. Tuy Alessandro Michele có những tầm nhìn khác hẳn Ford. Nhưng ẩn sâu trong nhà thiết kế này vẫn được giữ chất điên từ ông.

Tuy nhiên, dù bán tán thế nào, dù bị chê bai ra sao, thì không ai có thể phủ định những cống hiến của Tom Ford. Nhà thiết kế này đã vực dậy được Gucci khỏi những khủng hoảng của thập niên 1980 – 1990. Hình ảnh Ford chính là bài học của những người kế nhiệm về sau. Một vị giám đốc sáng tạo không chỉ nên khép mình sau bàn làm việc mà cũng có thể trở thành bộ mặt đại diện cho cả thương hiệu.