11 Loại Da Cao Cấp Được Sử Dụng Để Làm Túi Hermes

11 loại da cao cấp được sử dụng để làm túi #Hermes

Nhắc tới Hermes là sẽ nghĩ ngay tới những chiếc túi xách sang trọng, kỹ thuật chế tác công phu với cái giá cao ngất ngưởng ai cũng khao khát sở hữu. Một trong những yếu tố tạo nên sự đắt đỏ của túi Hermes là chất liệu da. Mỗi loại da sẽ có đặc tính khác nhau, bề mặt, độ mềm, khả năng giữ phom, chống xước khác nhau. Trong post này Centimet sẽ giới thiệu những mẫu da thường dùng để tạo nên túi Hermes!

1. Togo
Togo là loại da phổ biến nhất để làm túi Birkins. Đây là loại da làm từ da bê non, nhẹ nhưng giữ phom tốt, có khả năng chống xước.

2. Clemence
Clemence, một trong những loại da phổ biến nhất của Hermes, được làm từ da của con bò con. Chất da lì, hạt mịn, mềm, đầm tay, tạo nên những chiếc túi có cấu trúc thoải mái hơn, casual hơn. Chống xước tốt nhưng có thể bị rộp khi dính mưa.

3. Epsom
Da ép (stamped-grain) phổ biến, nhẹ nhàng, bền chắc và dễ chăm sóc. Không quá mềm mại.

4. Lizard
Da thằn lằn Châu Phi. Đây cũng là loại da nhạy cảm nhất và dễ bị khô nhất của hãng nếu không chăm sóc đúng cách. Phần vảy khiến cho chiếc túi da thằn lằn có độ bóng nhẹ. Với kích thước khá nhỏ của loài động vật này thì da của chúng thường dùng để làm những đồ trang sức, phụ kiện hoặc túi da có kích thước nhỏ.

5. Ostrich
Da đà điểu là loại da động vật hoang dã bền nhất của Hermes, màu sắc sẽ sẫm hơn theo thời gian với sự thoát dầu khỏi da.

6. Matte Alligator (Da cá sấu châu Mỹ – lì)
Tinh tế và rất đắt đỏ. Hermes sử dụng da của loài cá sấu Florida. Túi da lì thường đắt hơn da bóng (dù da cá sấu châu Mỹ – Alligator thường có giá thấp hơn da cá sấu châu Phi – Crocodile). Tuyệt đối tránh nước.

7. Shiny (Lisse) Alligator (Da cá sấu châu Mỹ – bóng)
Tinh tế với lớp da thành phẩm có độ bóng, che khuất những nhược điểm. Da cá sấu châu Mỹ có thể dễ dàng phân biệt với da cá sấu châu Phi nhờ mặt da không có những “lỗ chân lông” có kích thước như những chấm tròn. Tuyệt đối tránh nước.

8. Matte Niloticus Crocodile
Da cá sấu châu Phi Niloticus được lấy từ loại cá sấu sông Nile ở vùng Zimbabwe. Cũng như những loại da động vật quý hiếm khác, da Nilo lì đắt hơn da bóng, nhưng không bằng da cá sấu Porosus. Nhìn chung. Da cá sấu khá bền nhưng nên tránh bị ướt để ngăn những chấm nhỏ không thể xoá mờ.

9. Shiny Niloticus Crocodile
Phiên bản bóng bẩy của Da cá sấu châu Phi Niloticus. Tuyệt đối tránh bị ướt.

10. Matte Porosus Crocodile
Da cá sấu châu Phi của Úc. Da lì thì đắt hơn da bóng, da Porosus cũng đắt hơn da Nilo, và cũng là loại da đắt nhất của Hermes. Tuyệt đối tránh bị ướt.

11. Shiny Porosus Crocodile
Phiên bản bóng bẩy, ít đắt đỏ hơn của chất da Matte Porosus. Tuyệt đối tránh bị ướt.

CHẤT LIỆU DA LÀM NÊN NHỮNG CHIẾC TÚI CỦA CÁC HÃNG THỜI TRANG DANH TIẾNG CHANEL GUCCI, LOUIS VUIITON.
Fendi Fall 2019 – Sự trở lại của những chiếc Baguette huyền thoại
Giỏ hàng
Danh sách mong muốn
Recently Viewed
Danh mục